Tiểu đường thai kỳ – Những điều mẹ bầu cần biết 

tiểu đường thai kỳ
Rate this post

Tiểu đường thai kỳ – Những điều mẹ bầu cần biết 

Tiểu đường thai kỳmột căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến mẹ bầu và thai nhi. Tìm hiểu thêm về căn bệnh này cũng như những lưu ý quan trọng cùng Ecolife trong bài viết này nhé!

1. Tiểu đường thai kỳ là gì? Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ chính là bệnh tiểu đường xảy ra trong quá trình mang thai được phát hiện khi mẹ đang mang thai trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Đây là tình trạng rối loạn dung nạp glucose trong cơ thể, làm lượng đường trong máu tăng cao.  

>>> Xem thêm: [Giải đáp] Sữa Aptamil Anh hay sữa tươi tốt hơn cho bé

Tiểu đường thai kỳ không tốt cho cả mẹ và em bé trong bụng. Có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

  • Với mẹ bầu: Tăng huyết áp, tiền sản giật, sảy thai, thai lưu, nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh non, có nguy cơ cao sẽ có thể mắc đái tháo đường thật sự trong tương lai và ở lần mang thai tiếp theo.
  • Riêng với thai nhi, em bé trong bụng có thể gặp trường hợp chậm phát triển, thai to, suy hô hấp chu sinh, tử vong chu sinh, dị tật sơ sinh, hạ canxi máu, bị bệnh vàng da, dễ béo phì, có nguy cơ cao mắc tiểu đường sau này,…

tiểu đường thai kỳ

Đây là tình trạng rối loạn dung nạp glucose trong cơ thể, làm lượng đường trong máu tăng cao

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mẹ bầu sẽ mắc tiểu đường thai kỳ mà mẹ nên lưu ý và tiền hành tầm soát bệnh từ sớm là béo phì, người trong nhà có tiền sử đái tháo đường, tiền sử bất thường về dung nạp glucose, tiền sử sản khoa bất thường,…

>>> Xem thêm: (Review) Đánh giá về sữa Aptamil số 1 của một số mẹ bỉm!icon_car_2 

2. Cách nhận biết tiểu đường thai kỳ

Không có những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ rõ ràng, không đặc hiệu để nhận biết. Vì vậy, loại bệnh này chỉ có thể được phát hiện nếu mẹ bầu kiểm tra định kỳ. Tuy vậy, cũng có những biểu hiện tiểu đường thai kỳ thường thể hiện ra mà mẹ có thể lưu ý:

  • Cảm thấy khát hơn bình thường.
  • Thường xuyên đói bụng, ăn nhiều hơn bình thường.
  • Đi tiểu nhiều.
  • Người hay mệt mỏi

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ là người hay mệt mỏi, cảm thấy khát hơn bình thường,…

Tiểu đường thai kỳ phát hiện càng sớm thì càng có thể dễ dàng kiểm soát để không trở nên nặng hơn. Cách phát hiện ra bệnh là qua xét nghiệm tầm soát bệnh và xem xét các chỉ số đường huyết. Với tiểu đường thai kỳ, hiện nay có 1 phương pháp mà các cơ sở xét nghiệm thường áp dụng gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose. 

Mẹ bầu nên tiến hành xét nghiệm tầm soát vào tuần thứ 24 – 28. Vậy xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền? Chi phí xét nghiệm sẽ tùy thuộc vào từng cơ sở, tình trạng của người bệnh. Nhưng nói chung, mức giá sẽ rơi vào khoảng từ 110.000 VNĐ đến 300.000 VNĐ.

Tiểu đường thai kỳ cũng có thể được phát hiện ở nhà. Cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà có thể sử dụng qua 2 cách là kiểm tra nồng độ HbA1C và sử dụng máy đo đường huyết.

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Lactose Free Anh 400g From Birth – Hàng Nội Địa Anh Chính Hãngicon_car_2

3. Nếu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao?

Với tiểu đường thai kỳ type 1, mẹ có thể kiểm soát bệnh thông qua chế độ ăn uống và việc luyện tập thể dục. Tuy nhiên, với tiểu đường thai kỳ type 2 sẽ phải sử dụng insulin và thuốc để điều trị bệnh.

Vì vậy, nếu mẹ bầu phát hiện mình đang mắc tiểu đường thai kỳ thì cũng đừng hoảng hốt, hãy làm theo những lời khuyên sau đây nhé!

3.1 Thay đổi chế độ ăn

Chế độ ăn uống là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến lượng đường và tình trạng đái tháo đường của mẹ bầu, Vì vậy, mẹ cần có một chế độ ăn uống hợp lý để duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng được tinh bột, đường, chất béo và protein. Thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ cần lưu ý những điều sau:

  • Ăn sáng đầy đủ để đảm bảo nạp đủ năng lượng, ổn định đường huyết trong ngày.
  • Để giữ ổn định lượng đường trong máu không tăng quá cao, mẹ bầu cần tránh xa thực phẩm có đường và tinh bột như đường, mật ong, siro, thực phẩm chứa tinh bột. Với các sản phẩm được chế biến sẵn, mẹ cần xem kỹ thành phần và không ăn khi những thành phần có đuôi là OSE.
  • Đường tự nhiên trong trái cây cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu nên với nước ép trái cây cần được hạn chế. Nhưng có một vài ngoại lệ như nước ép cà chua. Các loại trái cây tươi thì ngược lại, mẹ nên ăn nhiều. Vì trái cây tươi có chất xơ, làm chậm sự hấp thu đường vào máu.

Hãy ăn nhiều những món giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, đậu Hà Lan và các loại rau,…

  • Hạn chế đồ ăn nhiều tinh bột như cơm trắng, khoai tây nghiền, bánh mì trắng. Hãy ăn nhiều những món giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, đậu Hà Lan và các loại rau,…
  • Đổi thức ăn chứa nhiều chất béo có hại thành chất béo lành mạnh từ các loại hạt, từ dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu ô-liu,…
  • Bổ sung thêm khoáng chất, thực phẩm có chứa crom để cải thiện khả năng dung nạp đường glucose của thai sản. Loại khoáng chất này có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt, cải bó xôi, cà rốt. Trong thịt thì bạn có thể tìm ở thịt gà.

>>> Xem thêm: Cách Pha Sữa Aptamil Anh Sao Cho Đúng Chuẩnicon_car_2

3.2 Bữa ăn cho mẹ mắc tiểu đường thai kỳ

  • Nên chia ra ăn thành nhiều bữa ăn trong ngày.
  • Ăn ít nhất 3 bữa một ngày, có thể ăn thêm 3 bữa phụ nhưng cần đảm bảo khoảng cách giữa các bữa đồng đều.
  • Không bao giờ được bỏ bữa để không bị hạ đường huyết.
  • Trước khi đi ngủ nên ăn một bữa phụ để phòng ngừa trình trạng hạ đường huyết ban đêm. Khi đó, có thể ăn món gì có chứa một ít protein và tinh bột.

 

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Organic Số 3 –  Hàng Nội Địa Anh Chính Hãng icon_car_2 

3.3 Kiểm soát cân nặng

Cân nặng cũng là một yếu tố có thể ảnh hưởng lượng đường trong máu. Chú ý đến cân nặng, kiểm soát cân nặng không tăng giảm đột ngột.

Chú ý đến cân nặng, kiểm soát cân nặng không tăng giảm đột ngột

Mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tiến hành tập các bài tập trong thai kỳ. Vừa tăng thêm sức khỏe, vừa kiểm soát việc tăng cân ổn định.

>>> Xem thêm: So Sánh Bảng Giá Sữa Aptamil Của Anh Và Đứcicon_car_2

Trả lời