Giải mã tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh

5/5 - (21 bình chọn)

Giải mã tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh

Táo bón ở trẻ sơ sinh phổ biến và “thường xuyên” khi còn nhỏ do hệ tiêu hóa non yếu. Tuy nhiên, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra cảm giác biếng ăn ở trẻ nhỏ. Bài viết sẽ chia sẻ cùng mẹ: thông tin cơ bản về bệnh táo bón ở trẻ, dinh dưỡng phù hợp cho trẻ bị bón, cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón,…

Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh diễn ra như thế nào?

Theo thống kê, 70% các bé mắc chứng táo bón không liên quan đến bệnh lý thể chất nhi khoa mà do thói quen và dinh dưỡng. Và có 25% trường hợp táo bón khởi phát ngay trong năm đầu đời và kéo dài nhiều năm sau đó. Đây đều là những con số đáng báo động mà mỗi bậc cha mẹ cần quan tâm. 

Táo bón là tình trạng trẻ không đi tiêu theo chu kỳ sinh lý bình thường. Nghĩa là nếu trẻ khỏe mạnh sẽ đi đại tiện 1-2 ngày/lần thì trẻ bị táo bón sẽ đi tiêu >3 ngày/lần và thời gian cho mỗi lần bị kéo dài hơn. 

Trieu chung tao bon o tre so sinh diễn ra như thế nào? Đối với các bé sơ sinh thì tần suất đi đại tiện bình thường có thể là 1-3 lần/ngày. Triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh diễn ra khi trẻ đi phân cứng, khô và rặn gắng sức khi đi đại tiện. 

Vì sao các bé sơ sinh dễ bị táo bón?

Sau khi chào đời, hệ tiêu hóa của các con còn chưa phát triển hoàn thiện. Sữa mẹ là thực phẩm tối ưu nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở những năm tháng đầu đời. 

Nếu mẹ “kiêng khem” với chế độ ăn thiếu chất xơ, giàu chất béo sẽ gây ra tình trạng táo bón ở các trẻ. Ngoài ra, việc cho trẻ sử dụng một số sản phẩm sữa công thức cũng dẫn đến chứng táo bón. Mẹ không đủ sữa hoặc bé bú chưa đủ, nó sẽ khiến cơ thể trẻ bị mất nước và táo bón.

Khi cho con bú, nếu mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, khó tiêu, thiếu dinh dưỡng, nghỉ ngơi không hợp lý,… Sự thay đổi nhịp điệu sinh hoạt, thay đổi môi trường trường hay chế độ dinh dưỡng,… Chúng đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.

>>> Xem thêm: Cách Giúp Trẻ Cao Lớn & Khỏe Mạnh Từ Những Ly Sữa

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón thế nào?

Các triệu chứng thường thấy khi trẻ bị táo bón là:

  • Đi tiêu ít <3 lần/tuần, kéo dài thời gian cho mỗi lần đi đại tiện.
  • Trẻ đi ngoài gắng sức, ra phân khô, vón cục, cứng như phân dê, có thể lẫn máu và dịch nhầy.
  • Trẻ bỗng dưng quấy khóc vô cớ, biếng ăn do đầy bụng, khó tiêu.
  • Khi mẹ sờ bụng bé thấy bụng phình to, sờ thấy cứng.

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Anh Có Tốt Cho Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ

Cách trị trẻ sơ sinh bị táo bón

Điều trị táo bón bằng chế độ dinh dưỡng là phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả nhất từ trước đến nay. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng chế độ ăn uống sau sinh khoa học nhằm tiết kiệm thời gian, tiền bạc.

Thay đổi thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng

Bé bị táo bón nên ăn gì để giảm nguy cơ? Với những bé đang bú sữa mẹ thì nên cải thiện chế độ ăn uống của mẹ. Kết hợp giữ cho trẻ một tinh thần thoải mái rất quan trọng trong việc điều trị táo bón ở bé.

Cách chữa táo bón ở trẻ sơ sinh tốt nhất là uống nhiều nước ấm nhằm hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Nó giúp các mẹ kích thích sữa sản sinh nhiều hơn, bù dịch hiệu quả sau vượt cạn. 

Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng của mẹ bỉm. Nó giúp tăng cường phát triển các vi khuẩn có lợi của hệ tiêu hóa của mẹ và bé.

Mẹ nên ăn gì khi bị táo bón? Nên tăng cường các loại rau xanh (súp lơ, rau đay, mùng tơi,…). Chị em cần bổ sung những củ quả tươi (cả rốt, táo, lê, bơ, đu đủ,…). Mẹ lựa chọn thực đơn có các loại đậu ( đậu hà lan, đậu đỏ, đậu trắng, đậu xanh,…). Khẩu phần ăn chứa ngũ cốc nguyên cám (lúa mạch, gạo lức,…),…

Nước ép hoa quả sẽ cải thiện hệ tiêu hóa giúp con yêu tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, không nên áp dụng phương pháp này với những bé sơ sinh có dị ứng. Có thể hỏi ý kiến chuyên gia khi cho con sử dụng nước ép.

>>> Xem thêm: Kinh Nghiệm Mở Đại Lý Phân Phối Sữa Chuẩn Nhất

Trẻ sơ sinh táo bón phải làm sao để dễ đi ngoài?

Ngâm hậu môn bằng nước ấm được đánh giá là biện pháp trị táo bón khá hiệu quả. Nó có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn giãn ra giúp bé sơ sinh dễ đi ngoài hơn. 

Mẹ tiến hành bằng cách ngâm hậu môn vào nước ấm khoảng 40 độ C từ 1-2 lần/ngày. Nên ngâm mỗi lần từ 5-10 phút để đạt được hiệu quả giảm táo bón tối ưu nhất 

Trẻ sơ sinh táo bón phải làm sao để giảm triệu chứng? Mẹ chỉ cần massage bằng 3 ngón tay giữa (chụm lại, đặt lên vùng bụng). Tại vị trí xung quanh rốn, mẹ tiến hành xoa nhẹ với lực ấn vừa đủ. 

Khi trẻ bị táo bón, bạn sẽ cảm thấy hơi cứng theo chuyển động tròn xung quanh rốn. Động tác massage sẽ khiến thức ăn khó tiêu mềm ra và chuyển động xuống hậu môn. 

Nên tiến hành thực hiện mỗi lần 3 phút để kích thích trẻ đi ngoài. Nó sẽ hỗ trợ vfa kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn. Từ đó, bé sẽ giảm các triệu chứng táo bón.

Có nhiều cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh như: dùng chất kích thích nhu động ruột, chất làm mềm phân, chất bôi trơn,thụt hậu môn,… Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để can thiệp y khoa chuyên nghiệp.

Bài viết trên đây là những cách giảm táo bón ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Nếu áp dụng nhiều biện pháp khác nhau mà tình trạng vẫn không cải thiện. Thì phụ huynh nên đưa bé đến cơ sở y tế để khám sớm, tránh táo bón kéo dài ảnh hưởng sức khoẻ.

>>> Xem thêm: Cách Nấu Cháo Dinh Dưỡng Cho Bé Yêu Mau Lớn

One thought on “Giải mã tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh

  1. Pingback: Review 3 loại thuốc pregnacare tốt nhất trên thị trường - Ecorice.vn

Trả lời