Nội dung bài viết:
Lịch tiêm phòng cho bé và những điều mẹ cần biết
Tiêm phòng cho trẻ em là một quy chế bắt buộc tại Việt Nam. Hầu hết các địa phương trên cả nước đều có chế độ tiêm vắc xin miễn phí cho trẻ em. Tuy nhiên, lịch tiêm chủng và các loại vắc xin được sử dụng khác nhau giữa các độ tuổi. Lịch tiêm và các thông tin về phản ứng sau tiêm của trẻ sẽ được nhắc đến ngay tại bài viết này.
1. Vì sao phải tiêm phòng
Bản chất của tiêm phòng là đưa các chủng bệnh vào cơ thể trẻ em để kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh. Tiêm phòng thực chất là một biện pháp phòng ngừa các tác nhân gây bệnh thường gặp ở cơ thể người. Trong trường hợp trẻ nhỏ chưa được tiêm, các virus gây bệnh có thể phát triển và biến tướng mạnh mẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm cho trẻ.
Ngược lại, nếu trẻ đã được tiêm chủng virus đó vào cơ thể trước khi nhiễm bệnh, hệ miễn dịch đã nhận được phản ứng từ khi tiêm và đưa ra phương án tiêu diệt tác nhân nhanh chóng. Nhờ vậy, mà bé không bị nhiễm bệnh hoặc hạn chế được tình trạng nặng của bệnh.
Đối với trẻ em, nhất là trẻ mới sinh, hệ miễn dịch của trẻ rất yếu và cần có thời gian để hoàn thiện. Tuy nhiên, lượng virus có hại vẫn tiềm tàng xung quanh cơ thể của trẻ. Tiêm phòng là biện pháp bắt buộc để phòng ngừa bệnh cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, Việt Nam là một quốc gia có nền khí hậu nóng ẩm, một điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và bùng phát dịch bệnh. Theo nghiên cứu, có đến 80-90% trẻ em được tiêm chủng không bị mắc bệnh trong thời hạn tác dụng của vắc xin.
>>>Xem thêm: Lịch Tiêm Phòng Và Các Mũi Tiêm Phòng Bắt Buộc Cho Trẻ Mẹ Cần Biết
2. Lịch tiêm phòng cho bé
2.1 Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
Các mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh thường sẽ được triển khai ngay sau khi trẻ sinh ra để đảm bảo cơ chế phòng bệnh tối ưu cho trẻ.
- Trong 24 giờ đầu sau sinh, trẻ sẽ được tiêm phòng mũi 1 vắc xin viêm gan B.
- Ngày tuổi thứ 30 sau đó, trẻ tiếp tục tiêm mũi vắc xin phòng bệnh Lao.
2.2 Lịch tiêm phòng cho trẻ 2 tháng tuổi
Các mũi tiêm phòng bắt buộc cho trẻ 2 tháng tuổi thường tập chung vào vấn đề phòng bệnh truyền nhiễm và đường tiêu hóa Lịch trình tiêm cho trẻ 2 tháng tuổi được liệt kê đầy đủ như sau:
- Vắc xin 6in1/ 5in1: Vắc xin 6in1 là loại vắc xin tổng hợp có tác dụng phòng ngừa 6 bệnh bạch hầu, ho gà, viêm gan B, uống ván, bại liệt và một số bệnh do virus Hib gây nên. Nếu không thể tiêm vắc xin 6in1, 5in1 có thể là lựa chọn thay thế tương tự, chỉ thiếu tác dụng tránh viêm gan B.
>>>Xem thêm: 5 Lưu Ý Quan Trọng Khi Cho Trẻ Uống Thuốc Hạ Sốt
- Vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra. Loại vắc xin này thường bắt đầu tiêm khi trẻ nhỏ đủ 2 tháng tuổi, với phác độ kéo dài 2-3 liều, mỗi liều cách nhau 1 tháng.
- Trẻ phải tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu khuẩn khi bắt đầu bước sang tháng tuổi thứ 2. Thực hiện tiêm 3 mũi đầu liên tục cách nhau 1 tháng và nhắc lại mũi thứ 4 khi trẻ bước sang tháng thứ 10.
2.3 Lịch tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi
Trẻ em 6 tháng tuổi thường có lịch tiêm ít hơn, tuy nhiên phải đảm bảo tiêm đủ liều để tăng khả năng hoạt động của hệ miễn dịch. Đối với trẻ nhỏ 6 tháng tuổi cần thực hiện tiêm chủng đủ các loại vắc xin sau:
- Tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm mùa cho trẻ nhỏ 6 tháng tuổi. Mỗi năm trẻ cần tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng, lịch tiêm được lặp lại hàng năm để ngăn ngừa bệnh cúm cho trẻ kể cả khi đã lớn.
- Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm màng não cho trẻ 6 tháng tuổi, tiến hành tiêm đủ 2 liều, mỗi liều cách nhau 6-8 tuần lễ.
2.4 Lịch tiêm phòng cho trẻ 9 tháng tuổi
Chuyển sang tuổi đời ở tháng thứ 9, trẻ em đã có một hệ miễn dịch khá khỏe mạnh và có thể thích nghi tốt hơn với môi trường sống. Tuy nhiên, trẻ nhỏ vẫn cần tiêm một số vắc xin đặc hiệu.
>>>Xem thêm: Cách Cho Trẻ Uống Thuốc Không Bị Nôn Dễ Dàng Và Hiệu Quả
- Tiêm vắc-xin phòng bệnh Sởi cho trẻ nhỏ 9 tháng tuổi trở lên
- Tiêm vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ nhỏ
- Vắc-xin phòng viêm màng não mô cầu tuýp A,C,Y, W được tiêm phòng cho trẻ nhỏ trên 9 tháng tuổi
2.5 Lịch tiêm phòng cho trẻ 12 tháng tuổi
Bé trên 12 tháng tuổi thường được tiêm phòng một số loại vắc xin cho bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh về da và đường hô hấp. Các loại vắc xin điển hình được tiêm cho trẻ như:
- Vắc-xin phòng bệnh Sởi, Quai bị, Rubella
- Vắc-xin phòng bệnh thủy đậu và một số loại vắc-xin viêm gan A, viêm gan A+B
2. Lịch tiêm phòng cho trẻ 12-24 tháng tuổi
Trẻ nhỏ từ đủ 1 tuổi đến 2 tuổi thường ít khi phải tiêm các chủng vắc xin mới. Chủ yếu trẻ được tiêm nhắc lại và hoàn thiện các mũi tiêm chủng của những loại vắc xin đã từng tiêm. Trên 2 tuổi, vấn đề tiêm chủng ở trẻ nhỏ thường ít được chú trọng. Lúc này, mẹ tập chung vào giai đoạn tăng cường sức khỏe và dưỡng chất cho bé phát triển khỏe mạnh, cao lớn.
3. Các vấn đề sức khỏe sau tiêm phòng ở trẻ
Sau tiêm trẻ em có thể gặp phải một số vấn đề như sốc phản vệ, mệt mỏi, sốt, quấy nhiễu…. Đây thường là các phản ứng của cơ thể trước tác dụng của vắc xin. Trẻ em có thể xuất hiện các phản ứng thông thường hoặc rơi vào các trường hợp phản ứng nặng, khá nguy hiểm.
Trong trường hợp phản ứng nhẹ, trẻ nhỏ có thể xuất hiện các vấn đề như: Ngứa, đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm; sốt dưới 39 độ C; khó chịu, mệt mỏi, chán ăn. Cách hạ sốt cho trẻ khi tiêm phòng nên được thực hiện tại nhà bằng các phương pháp dân gian như chườm lạnh, lau người, cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
Khi cơ thể trẻ quá mẫn cảm, có thể hình thành các phản ứng nặng sau tiêm như: Sốc phản vệ, co giật, hôn mê, khóc li bì, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…Trẻ có các phản ứng nặng cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp can thiệp kịp thời. Không nên tự ý sơ cứu hoặc chăm sóc trẻ tại nhà, điều đó có thể làm giảm khả năng hồi phục của trẻ.