Những điều mẹ bầu cần biết để đảm bảo an toàn cho thai nhi!

Rate this post

Những điều mẹ bầu cần biết để đảm bảo an toàn cho thai nhi!

Để an tâm tuyệt đối trong suốt quá trình mang thai và chào đón em bé ra đời, mẹ bầu cần trang bị cho mình những kiến thức quan trọng cơ bản. Hãy cùng Ecolife “bỏ túi” những điều mẹ bầu cần biết khi mang bầu nhé!

1. Ghi nhớ dấu hiệu mẹ bầu sắp sinh để kịp thời chuẩn bị

Theo quan niệm thì sau 9 tháng 10 ngày mang thai sẽ đến ngày sinh nở. Tuy nhiên, thực tế thì không phải ai cũng đón em bé chào đời đúng như kế hoạch. Chính vì vậy, việc trang bị cách nhận biết dấu hiệu mẹ bầu sắp sinh sẽ giúp bạn có một tâm lý vững vàng khi “vượt cạn”.

1.1. Sa bụng dưới

Trong giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi sẽ dần di chuyển xuống khu vực xương chậu của mẹ để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Hiện tượng này có thể xảy ra trước một vài tuần hoặc thậm chí vài giờ sinh thật. Nhất là đối với trường hợp sinh con đầu lòng thì hiện tượng này càng dễ nhận biết. Song, đối với lần mang bầu thứ 2 trở đi, dấu hiệu này thường khá mơ hồ.

1.2. Cơn gò tử cung chuyển dạ

Cơn gò tử cung chuyển dạ là dấu hiệu thường gặp nhất ở thai phụ sắp sinh. Những cơn co thắt thật sự thường xuất hiện nhiều vào những tháng cuối thai kỳ và có cường độ, tần suất tăng dần. Bụng gò cứng lên, đau nhiều hơn. Tần suất các cơn gò diễn ra liên tục khoảng 5-10 phút, mỗi cơn kéo dài từ 30-60 giây. Sau đó tăng dần cứ 2-3 phút có một cơn.

cac-benh-thuong-gap-nhat-o-me-bau-trong-giai-doan-thai-ky
Cơn gò tử cung xuất hiện trong suốt quá trình mang thai và tăng dần tần suất khi sắp sinh

1.3. Vỡ ối

Đây là dấu hiệu sắp sinh rõ ràng nhất. Túi ối là một bọc chất lỏng, nơi mà thai nhi phát triển. Khi túi ối vỡ ra đồng nghĩa rằng em bé đã chuẩn bị chào đời. Vậy khi vỡ ối mẹ bầu cần làm gì? Cảm giác này ở mỗi thai phụ không hoàn toàn giống nhau. Cảm giác như có một dòng nước chảy ra nhanh và mạnh, đột ngột từ đường âm đạo nhưng không hề đau đớn.

Nếu mẹ bầu nghi ngờ mình bị vỡ ối thì nên đến cơ sở y tế có khoa sản để được xử lý nhanh chóng. Vỡ ối ở bất kỳ thời điểm nào cũng đều có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ thai nhi, tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của con.

Những mẹ bầu đã đủ 37 tuần thai trở lên thì sau khi vỡ ối, em bé sẽ sinh ra trong vòng 12-24 giờ tới. Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ bầu bị vỡ ối mà vẫn không thể sinh thường nên phải can thiệp phương pháp sinh mổ để con được an toàn.

>>> Xem thêm: Cảnh Báo Những Dấu Hiệu Thai Yếu Cần Can Thiệp Ngay

Ngoài ra, khi sắp sinh em bé còn một số dấu hiệu như: Giãn nở cổ tử cung, mất nút nhầy, những thay đổi trong cơ thể mà chỉ mẹ bầu có thể cảm nhận, giãn khớp.

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ luôn có cảm giác thận trọng trong mọi hành động của mình vì lo sợ sẽ làm ảnh hưởng tới em bé. Một câu hỏi cũng được rất nhiều chị em quan tâm là mẹ bầu gãi bụng có ảnh hưởng đến thai nhi không. Câu trả lời là không nên cào gãi nhiều khiến lớp da ở vùng bụng càng bị kích thích, dễ để lại vết sẹo mất thẩm mỹ. Nếu đụng chạm bụng bầu quá nhiều có thể ảnh hưởng tới thai nhi gây ra những cơn co thắt.

cach-day-con-tu-trong-bung-me-khong-phai-ai-cung-biet_2
Không nên tác động mạnh vào bụng bầu làm ảnh hưởng tới thai nhi

2. Chú ý về màu sắc khí hư

Trong quá trình mang bầu, màu sắc khí hư cũng là yếu tố rất quan trọng mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Vậy mẹ bầu ra khí hư màu vàng nhưng không ngứa có quá đáng lo?

Một số nguyên nhân gây màu vàng ở khí hư như: Nồng độ estrogen quá cao (không liên quan đến bệnh lý), nhiễm nấm âm đạo, viêm âm đạo do vi khuẩn. Nếu bạn không có cảm giác ngứa thì có thể tạm thời yên tâm. Tuy nhiên nếu cảm thấy mệt mỏi, khó khăn trong việc đi tiểu, có mùi hôi, ngứa rát thì nên đến gặp bác sĩ ngay nhé!

canh-bao-nhung-dau-hieu-thai-yeu-can-can-thiep-ngay_5
Vệ sinh vùng kín đúng cách là thói quen cần thiết, nhất là với phụ nữ mang bầu

3. Dùng âm nhạc phát triển trí não cho con ngay từ khi còn trong bụng mẹ

Có thể bạn chưa biết, sử dụng nhạc cho mẹ bầu không chỉ tốt cho tâm trạng của người mẹ mà trạng thái tâm lý cũng như sự phát triển trí tuệ của thai nhi cũng được tác động. Âm nhạc vốn dĩ là một liều thuốc chữa lành tuyệt vời. Nếu mẹ biết cách sử dụng những loại nhạc phù hợp để kích thích phát triển não bộ cho bé ngay từ khi mang bầu thì quả là một điều tốt.

Thai giáo là phương pháp giúp phát triển ngôn ngữ sớm cho con, tăng chỉ số IQ, tăng khả năng phản xạ, hạn chế tình trạng trầm cảm ở mẹ bầu,… Thai nhi sang tuần thứ 16 sẽ có phản ứng với âm thanh. Vì vậy đây là thời điểm thích hợp để bạn chuẩn bị cho con những bản nhạc dành riêng cho thai nhi.

4. Đọc sách cũng là cách thai giáo hiệu quả

Tương tự như âm nhạc, sử dụng sách thai giáo cho mẹ bầu cũng là cách hay để bạn giao tiếp và tương tác với con. Đọc sách khi mang bầu sẽ giúp bé dễ dàng nhận ra và làm quen với giọng nói của mẹ sau khi chào đời. Bé có thể phát triển ngôn ngữ sớm hơn, thông minh hơn và có cảm giác thoải mái khi ra đời.

cach-day-con-tu-trong-bung-me-khong-phai-ai-cung-biet
Nghe nhạc, đọc sách là hình thức thai giáo gián tiếp hiệu quả

5. Theo dõi thai kỳ bằng app mẹ bầu

Ứng dụng theo dõi thai kỳ giúp mẹ cập nhật liên tục tình trạng em bé của mình một cách chính xác, đơn giản. Phần mềm theo dõi thai nhi giúp mẹ bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu ích về mang thai, sinh con, chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé. Rất nhiều ứng dụng “xịn” cung cấp các bài viết từ chuyên gia nên mẹ có thể yên tâm về nguồn cấp tin thay vì mất thời gian tìm kiếm câu trả lời đến từ các nguồn trôi nổi không tin cậy.

>>> Xem thêm: Các Bệnh Thường Gặp Nhất Ở Mẹ Bầu Trong Giai Đoạn Thai Kỳ!

Một số app mẹ bầu có thể dùng để tham khảo như: Babiuni – Trợ lý của mẹ, Ovia Pregnancy Tracker, Pregnancy+, Sprout Pregnancy, Pregnancy Tracker: Baby Bump, Hello Belly.

canh-bao-nhung-dau-hieu-thai-yeu-can-can-thiep-ngay_1
Theo dõi thai kỳ sát sao là thói quen nên làm để có kế hoạch và sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi con chào đời

Trên đây là 5 lưu ý mà mẹ bầu nên ghi nhớ để có sự chuẩn bị tuyệt vời khi em bé chào đời. Theo dõi Ecolife để liên tục cập nhật kiến thức chăm sóc mẹ và bé khoa học nhất nhé!

Trả lời