Các giai đoạn phát triển của thai nhi mà bố mẹ nên phải lưu ý

Các giai đoạn phát triển của thai nhi
5/5 - (5 bình chọn)

Đôi lúc, các mẹ bầu sẽ cảm thấy thật kỳ diệu khi một em bé đang dần lớn lên trong bụng mình. Nhất là với những người mẹ mang thai lần đầu. Bố mẹ sẽ vô cùng kinh ngạc bởi những thay đổi của bào thai. Hãy cùng tìm hiểu các giai đoạn phát triển của thai nhi qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về con yêu khi đang còn trong bụng mẹ. Chắc chắn bố mẹ cũng sẽ chăm sóc bé con tốt hơn qua sự thấu hiểu này nhé.

Những biểu hiện của mang thai tuần đầu mẹ cần nắm rõ

Trong một số trường hợp, mẹ đã mang thai nhưng không phát hiện ra. Vì vậy, mẹ vô tình có nhiều sự chủ quan trong sức khỏe ảnh hưởng tới bầu thai. Nắm được những dấu hiệu mang thai sớm giúp mẹ chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. 

  • Xuất hiện những khác thường trong chất nhầy ở cổ tử cung
  • Căng tức ngực, đôi lúc sẽ có hiện tượng đau vùng núm 
  • Đau lưng 
  • Nhạy cảm với nhiều mùi hương, mùi vị mà trước đó không có
  • Chậm kinh 
  • Thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt
  • Có nhiều thay đổi về da, nóng trong cơ thể, táo bón, … v                              
  • Que thử thai lên 2 vạch

Khi bạn có những dấu hiệu trên xuất hiện cùng một lúc thì hãy đi khám ngay bởi có khả năng đã mang thai nhé.

dấu hiệu có thai sớm

Các giai đoạn phát triển của thai nhi khiến bố mẹ kinh ngạc

Từ khi bắt đầu thụ thai, thì hàng tỷ tế bào bắt đầu hoạt động phát triển một cách nhanh chóng. Sự lớn lên của bào thai sẻ thay đổi cả những nhu cầu dinh dưỡng mà bé yêu cần thiết. Vì vậy, dựa những cột mốc phát triển của bé mà mẹ sẽ có những kế hoạch dinh dưỡng hợp lý nhất. Chăm sóc bé khi còn trong bụng mẹ sẽ là nền tảng vững chắc cho sức khỏe cũng như sự phát triển của bé sau khi chào đời.

Những cột mốc bố mẹ cần lưu ý dưới đây:

Tuần thứ 8: mốc phát triển não bộ vượt bậc

Thực ra, những tuần đầu tiên thì mẹ sẽ chưa thể phát hiện ra, cơ thể mẹ cũng chưa có gì khác biệt. Đến tuần thứ 3 thì thai nhi mới bắt đầu có sự phát triển ống thần kinh hình thành bộ não và tủy sống.

Đến tuần thứ 8, bộ não của bé phát triển mạnh mẽ. Các tế bào thần kinh phân nhánh, liên kết với nhau hình thành mạng lưới thần kinh đầu tiên.

Giai đoạn này, bầu thai đã hoàn toàn có thể cảm nhận được nhịp tim của mẹ. Hơn nữa, những âm thanh này còn là chất xúc tác cho bộ não bé phát triển nhanh nhạy hơn. Những câu chuyện cũng như lời hát của mẹ sẽ giúp cho bé thông minh và kết nối hơn với mẹ. Vì vậy mà ngay từ lúc này, mẹ đã có thể trò chuyện tâm sự với bé. 

Trong 3 tháng đầu này, mẹ cũng chưa cần phải bồi bổ gì nhiều bởi nhu cầu dinh dưỡng của bé còn thấp. Tập trung bổ sung sắt và các vitamin để cơ thể mẹ khỏe mạnh là bé phát triển tốt. Bầu 3 tháng nên ăn gì hay không nên ăn gì mẹ cũng cần lưu ý. Các thực phẩm có khả năng làm sẩy thai cao như đu đủ xanh, mướp đắng, tía tô, rau ngót. Thực phẩm nên ăn như thịt bò, thịt lợn, hoa quả, các loại cá ít thủy ngân,…

>>> Xem thêm: Giới Thiệu Cách Chọn Sữa Cho Trẻ Và Sữa Aptamil Anh

Tuần thai thứ 8

Mốc thai tuần tuổi thứ 20

Tới tuần thứ 20, thai nhi bắt đầu phát triển các giác quan mạnh mẽ nhất. Chiều dài vòng đầu của bé phát triển nhanh gấp 25 lần so với tuần thứ 14. Nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng giai đoạn này dành cho bộ não chiếm 70% nhu cầu của bé. Bởi vậy, mẹ nên cung cấp chế độ dinh dưỡng ưu tiên cho bé phát triển não bộ là chính. 

Uu tiên những thực phẩm giàu DHA, omega 3, các khoáng chất và vitamin. Mẹ có thể ăn nhiều thực phẩm đa dạng, không nên kiêng khem nhiều quá, dễ bị thiếu dinh dưỡng cho bé. Các loại rau màu xanh thẫm, thịt đỏ và các loại trái cây, sữa sẽ là nguồn cung cấp dinh dưỡng toàn diện cho bé.

Bổ sung sắt, canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo cung cấp đầy đủ, hợp lý. ngoài ra, những liệu pháp tâm lý như hát, tâm sự nhẹ nhàng với bé cũng kích thích bé phát triển vượt bậc.

Tuần thai thứ 20: các giai đoạn phát triển của thai nhi

Thời điểm 3 tháng cuối 

Giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, trọng lượng não bộ của bé sẽ đạt 80% trọng lượng não người trưởng thành. Bề mặt não có nhiều nếp nhăn và sẽ dần dần tạo thành nhiều nếp cuộn trong những tháng cuối cùng. Điều này cho thấy, bé đã hoàn toàn nhận thức được những thông tin bên ngoài bụng mẹ. Bé có thể tập trung và ghi nhớ những thông tin lặp đi lặp lại tạo thành thói quen và có những xử lý tốt hơn. 

Mẹ cần phải đảm bảo có một sức khỏe tốt để chuẩn bị cho lần vượt cạn sắp tới. Chế độ dinh dưỡng cân bằng và không cần phải quá bồi bổ. Việc kiểm soát cân nặng của bé đảm bảo không bị thiếu cân hay nhẹ cân. 

giai đoạn 3 tháng cuối

Cân nặng chuẩn của thai nhi theo từng tuần theo tiêu chuẩn WHO

Dưới đây là bảng cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi mẹ có thể tham khảo. Tuy nhiên, đây chỉ là con số tương đối, nên nếu em bé bị chênh lệch mẹ cũng đừng quá lo lắng. Tốt nhất là nên đi thăm khám định kỳ thường xuyên và nghe theo lời khuyên của bác sĩ.

Bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

Trên đây là các giai đoạn phát triển của thai nhi mà mẹ cần lưu ý. Mẹ có thể tìm hiểu nhiều thông tin bổ ích khác liên quan đến mẹ và bé trên trang tin tức của Ecolife tại đây. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của EcoLife. Chúc mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh và thuận lợi !. 

Trả lời