Co giật khi trẻ sốt quá cao là một triệu chứng mà nhiều em bé mắc phải. Co giật gây hiệu quả cực kỳ nghiêm trọng cho trẻ. Vậy mẹ làm thế nào để trẻ hạ sốt nhanh phòng tránh được co giật? Hãy thực hiện theo những cách dưới đây mà chúng tôi giới thiệu.
Nội dung bài viết:
Cách sơ cứu tại nhà khi trẻ bị sốt cao, co giật nguy hiểm
Sốt cao có thể khiến vỏ não, hạch nền, tiểu não bị hoại tử, các cấu trúc thùy thái dương và đồi thị cũng bị hoại tử rất nguy hiểm. Khi trẻ đang lên cơn co giật các bậc phụ huynh tránh đưa vật cứng hay ngón tay vào miệng bé. Thay vào đó hãy thực hiện theo những cách sau:
Thứ nhất: Cho bé nằm trên giường, mở tất cả các cửa tạo không khí thoáng mát. Nới quần áo rộng ra cho dễ thoải mái. Hoặc cũng có thể cởi hết quần áo của trẻ luôn.
Thứ 2: Dùng nước ấm và khăn của bé tiến hàng chườm ấm cho bé. Những vị trí cần phải chườm ấm liên tục là nách, bẹn, trán, bàn tay, bàn chân. Thay khăn liên tục đến khi bé hết co giật.
Thứ 3: Khi bé đang bị co giật thì tốt hơn hết, bạn nên dùng thuốc hạ sốt để nhét vào hậu môn.Viên hạ sốt phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường bé dưới 2 tuổi thì liều lượng sử dụng là 80mg. Đối với trẻ trên 2 tuổi thì dùng loại 150ml Khi bé có biểu hiện hết co giật, phụ huynh kê bé nằm nghiêng hơi ngứa. Chú ý cho bé nằm trên giường, có gối an toàn.
Gọi xe cấp cứu cho bé đi bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Dù không co giật nữa nhưng cũng không nên để ở nhà tự ý cho bé uống thuốc.
Làm thế nào để trẻ hạ sốt nhanh phòng tránh co giật
Co giật thực sự rất nguy hiểm nếu phụ huynh không kịp thời xử lý.Hơn nữa, nếu trẻ bị co giật thì rất dễ tái phát trong những lần sốt sau. Tuy nhiên phòng tránh co giật không phải quá khó. Chỉ cần khi trẻ có biểu hiện sốt thì phụ huynh có cách hạ sốt nhanh chóng, an toàn là đảm bảo bé sẽ không bị co giật. Hãy theo dõi nhiệt độ của bé bằng nhiệt kế để chính xác nhất. Những cách hạ nhiệt nhanh dưới đây mẹ lưu ngay vào bộ nhớ nhé.
Trường hợp bé sốt nhẹ dưới 39 độ
Trường hợp này phụ huynh có thể sử dụng những phương pháp hạ sốt nhanh bằng thảo dược.
Để tránh tình trạng sử dụng thuốc hạ nhiệt quá nhiều không tốt cho gan của bé. Thảo dược dễ tìm mà rất hiệu quả đó là diếp cá. Bằng cách giã nhuyễn lá diếp và lấy nước cốt để cho bé uống. Hoặc cũng có thể rịt vào trán và gan bàn chân bé cũng hiệu quả không kém. Nếu không có sẵn diếp cá, thì mẹ có thể dùng lá nhọ nồi, gừng hoặc chanh để rịt.
Trường hợp thứ 2: Bé sốt cao từ 38,5 độ C trở lên.
Bé đã thật sự mệt mỏi, mất nước, nhiệt độ cơ thể không có dấu hiệu giảm. Hãy dùng thuốc hạ nhiệt paracetamol cho bé uống.
Lưu ý khi dùng thuốc hạ nhiệt cho bé là chỉ được sử dụng cách ít nhất 4 đến 6 tiếng mới được uống liều thứ 2. Việc làm dụng thuốc khiến gan của bé bị tổn thương nặng nề. Mẹ có thể áp dụng 2 cách trên và kết hợp chườm ấm cho bé.
Cách chườm ấm hạ sốt nhanh cho bé
Mặc dù bé đã uống thuốc hạ sốt nhưng tình trạng vẫn không mấy cải thiện. Vậy làm thế nào để trẻ hạ sốt trong khi nhiệt độ giảm chút lại tăng? Lúc này, mẹ cần kết hợp thuốc và kỹ năng chườm ấm để bé hạ nhiệt nhanh hơn.
Cách chườm ấm như sau:
Dùng 1 chậu nước ấm (nhiều một chút), cho khăn vào ngâm và vắt kỹ nước để chườm cho bé. Khăn sử dụng nên là khăn dày có khả năng giữ nhiệt tốt. Cởi bỏ hết quần áo và cho bé nằm xuống thoải mái. Tránh gió và tiến hành chườm trán, tay chân, nách cổ và bẹn cho trẻ. Làm thật nhanh tay để bé không bị cảm lạnh.Tốt nhất phải có 2 người cùng tiến hành chườm ấm để đảm bảo thay nước và khăn nhanh, không bị lạnh. Chườm liên tục đến khi nhiệt độ cơ thể bé hạ hơn. Kẹp nhiệt kế thường xuyên cho bé để theo dõi sát quá trình bé tăng giảm nhiệt độ. Trong trường hợp bé không hạ nhiệt thì nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc “làm thế nào để trẻ hạ sốt nhanh”. Phụ huynh hãy bỏ túi ngay để phòng khi bé bị sốt nhé. Nhấn vào đường link phanphoi.com.vn để tìm hiểu thêm nhiều cách hạ sốt cho bé nhanh tại nhà nữa nhé. Cảm ơn quý phụ huynh đã tin tưởng và ủng hộ EcoLife trong thời gian vừa qua!