Nội dung bài viết:
3 loại bánh ăn dặm dễ làm, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ tốt nhất
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên bắt đầu ăn dặm cần phải đảm bảo được chế độ ăn đủ dinh dưỡng và đa dạng nhiều món ăn. Bên cạnh cháo và bột, mẹ hãy thường xuyên làm 3 loại bánh ăn dặm thơm ngon sau cho trẻ ngay nhé!
1. Cách làm các loại bánh ăn dặm cho bé dễ nhất
1.1 Bánh flan cho bé ăn dặm
Bánh flan là loại bánh mềm, rất thơm và béo ngậy nên thường được làm bánh ăn dặm cho bé 6 tháng. Bánh thường được làm từ sữa tươi, đường, trứng. Do trẻ nhỏ thường không thể uống sữa tươi, nên nhiều phụ huynh đã chọn dùng sữa bột công thức để thay thế, làm món bánh ăn dặm này cho trẻ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Sữa bột
- 25-30g đường
- 4 quả trứng
- 2 ống vani
Cách làm bánh flan từ sữa bột:
Bước 1: Thắng đường với 100ml nước để làm phần caramel. Đun ở lửa nhỏ cho đến khi đường chuyển sang màu nâu vàng đẹp mắt là được. Đổ vào hũ thủy tinh đã được tiệt trùng sạch sẽ.
Bước 2: Tách lấy lòng đỏ 2 quả trứng, 2 quả còn lại lấy cả lòng trắng và lòng đỏ. Đổ vào đó 30g đường và 2 ống vani. Khuấy hỗn hợp trên theo cùng 1 hướng, tuyệt đối không đánh.
>>> Xem thêm: Cách Nấu Bột Gạo Với Sữa Aptamil Cho Bé Ăn Dặm Chỉ Với 3 Bước Đơn Giản
Bước 3: Pha sữa bột công thức với 300ml nước. Lưu ý nên căn chỉnh lượng bột thích hợp.
Bước 4: Vừa đổ sữa đã pha vừa khuấy đều tay vào hỗn hợp trứng. Lọc qua rây 2 lần để loại bỏ những phần trứng lợn cợn. Sau đó, có thể đổ vào hũ thủy tinh đã có caramel ở bước 1.
Bước 5: Hấp cách thủy trong 50 phút, mỗi 10 phút mở nắp vung một lần. Kiểm tra bánh flan đã chín chưa bằng cách chọc que tăm vào bánh. Nếu khi rút ra tăm không dính thì bánh đã chín.
Bước 6: Để nguội và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh đến nhiệt độ thích hợp là có thể cho bé ăn.
1.2 Bánh khoai lang cho bé ăn dặm
Khoai lang là thực phẩm rất quen thuộc và chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho trẻ như tinh bột, chất xơ, vitamin và beta-carotene, khoáng chất. Bánh khoai lang rất dễ làm, lại còn có thể kết hợp với sữa công thức trẻ hay dùng để bổ sung nhiều dưỡng chất.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 350g khoai lang
- 20g sữa công thức
- 30g bột gạo nếp
- 1 quả trứng
- Dầu ăn chuyên dụng cho trẻ.
Cách làm bánh khoai lang:
Bước 1: Rửa sạch khoai lang rồi gọt vỏ. Sau đó cắt khoai thành từng miếng nhỏ khoảng 2-3cm. Hấp khoảng 15 phút cho khoai chín mềm rồi dùng tán nhuyễn.
Bước 2: Tách trứng lấy lòng đỏ và trộn đều với khoai lang đã tán mịn.
Bước 3: Rây bột nếp vào hỗn hợp trên rồi trộn tới khi thấy hỗn hợp bột trở nên dẻo, không dính tay. Nhào bột và chia bột thành những miếng nhỏ vừa miệng bé.
Bước 4: Chiên bánh với dầu ăn chuyên dụng cho trẻ. Lật bánh đều tay để không bị cháy, đến khi bánh chuyển sang vàng đều các mặt là chín. Vớt ra để ráo dầu và nguội là có thể cho bé ăn.
1.3 Bánh khoai tây cho bé ăn dặm
Bánh khoai tây thường được làm chung với nhiều loại thực phẩm nên có thể cung cấp lượng dinh dưỡng hài hòa cho trẻ. Mẹ có thể chọn món bánh khoai tây rau củ, một món đơn giản mà có thể cung cấp nhiều chất xơ và vitamin cho trẻ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1-2 củ khoai tây
- Bột mì đa dụng
- ½ củ cà rốt
Cách làm bánh khoai tây rau củ:
Bước 1: Rửa sạch khoai tây và cà rốt sau đó gọt vỏ.
Bước 2: Thái khoai tây thành những miếng nhỏ rồi đem đi luộc trong khoảng 10 phút hoặc lúc khoai tây chín mềm. Vớt khoai ra và bắt đầu tán nhuyễn.
Bước 3: Thái cà rốt thành hạt lựu nhỏ, vừa miệng trẻ dễ nhai và đổ vào khoai tây đã tán nhuyễn. Sau đó tiếp tục cho bột mì và nước vào và bắt đầu trộn đều.
Bước 4: Nặn bánh thành những miếng đủ to để bé có thể cầm trên tay. Chiên bánh với dầu ăn chuyên dụng cho trẻ, đến khi bánh vàng đều cả hai mặt thì vớt ra, thấm dầu và đợi nguội bớt là có thể cho bé ăn.
2. Có nên cho bé ăn bánh ăn dặm không?
Trẻ có thể bắt đầu quá trình tập ăn dặm từ 7 tháng tuổi trở đi. Bột và cháo và những món ăn dặm quen thuộc nhưng thường gây ngán cho trẻ. Mẹ cũng nên thay đổi thực đơn, bổ sung vào chế độ ăn của trẻ nhiều món khác như bánh ăn dặm. Bánh ăn dặm có nhiều lợi ích cho trẻ như bổ sung thêm dinh dưỡng, kích thích vị giác và hệ tiêu hóa, và rèn luyện kỹ năng nhai, nuốt.
Mẹ có thể mua những sản phẩm bánh ăn dặm có sẵn, hoặc tự chế biến để đảm bảo an toàn thực phẩm. Nhưng cần lưu ý, với những món bánh ăn dặm loại chiên, hơi cứng, nên cho trẻ ăn từ 1 tuổi trở lên và đảm bảo trẻ có thể nhai được. Bánh nên làm mềm, nhỏ vừa miệng trẻ. Có thể kết hợp làm bánh với sữa công thức thay cho sữa tươi để bảo vệ hệ tiêu hóa của bé.
3. Chọn sữa nào để làm bánh từ sữa bột cho bé?
Bên cạnh tiêu chí là ngon, bánh ăn dặm cũng cần phải có đầy đủ dưỡng chất để cung cấp cho trẻ. Cách duy nhất để đảm bảo chính là sử dụng sữa bột chất lượng cao, có nhiều dinh dưỡng. Hiện nay, dòng sản phẩm sữa công thức đa dụng nhất hay được nhiều mẹ sử dụng cho con mình chính là sữa Aptamil.
Sữa Aptamil được sản xuất từ châu Âu, qua quy trình và máy móc hiện đại của tập đoàn Danone Nutricia. Hàm lượng dinh dưỡng trong sữa rất dồi dào, giúp trẻ có đủ những dưỡng chất cần thiết nhất để lớn nhanh khỏe mạnh. Sữa Aptamil có nhiều đạm, chất béo, đa dạng nhiều loại vitamin và khoáng chất, giúp trẻ tăng cân hiệu quả và an toàn, phát triển cả cân nặng và chiều cao. Sữa cũng bổ sung cho trẻ men vi sinh tự nhiên, nhiều loại lợi khuẩn để hỗ trợ đường ruột luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, trẻ uống sữa Aptamil thường xuyên sẽ phát triển cả trí não và thị giác, thông minh hơn mỗi ngày nhờ DHA, Omega 3 và Omega 6.
Hiện tại, sữa Aptamil Anh có 4 dòng sữa riêng biệt cho trẻ trong từng độ tuổi phát triển khác nhau. Cha mẹ có thể căn cứ vào đây để dễ dàng chọn được sữa phù hợp nhất cho trẻ nhé!
- Sữa Aptamil Anh số 1: Trẻ sơ sinh – 6 tháng tuổi.
- Sữa Aptamil Anh số 2: Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi.
- Sữa Aptamil Anh số 3: Trẻ từ 1 tuổi – 2 tuổi.
Sữa Aptamil Anh số 4: Trẻ từ 2 – 3 tuổi.