Thực đơn cho mẹ bầu theo từng giai đoạn: Giàu dinh dưỡng – Chuẩn khoa học

Rate this post

Thực đơn cho mẹ bầu theo từng giai đoạn: Giàu dinh dưỡng – Chuẩn khoa học

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng cần được bổ sung đầy đủ trong thực đơn cho mẹ bầu. Đặc biệt ở mỗi giai đoạn mang thai khác nhau thì chúng ta cần có sự điều chỉnh phù hợp để giúp bé phát triển toàn diện nhất. Cùng tìm hiểu chi tiết các món ngon cho mẹ bầu ở từng thời kỳ mang thai chi tiết thông qua bài viết dưới đây. 

1. Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu 

Trong giai đoạn 3 tháng đầu khi mang thai sự phát triển của thai nhi khá chậm chỉ tăng khoảng 1g mỗi ngày. Vì vậy, thực đơn cho mẹ bầu trong khoảng thời gian này chưa cần tẩm bổ quá nhiều chỉ cần ăn 3 bữa đầy đủ các loại chất kết hợp cùng các nhóm chất xơ là chủ yếu. 

Thực đơn cho bà bầu là điều hết sức được quan tâm trong quá trình mang thai.
Thực đơn cho bà bầu là điều hết sức được quan tâm trong quá trình mang thai

Tuy vậy, chúng ta cũng không nên chủ quan vì 3 tháng đầu rất “nhạy cảm”, rất dễ dẫn đến một số hậu quả xấu với thai nhi. Thêm vào đó, các mẹ sẽ xuất hiện các biểu hiện ốm nghén tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà sẽ có các mức độ khác nhau. Vậy nên các mẹ cần lưu ý một số điểm sau: 

  • Chọn các thực phẩm sạch an toàn đảm bảo vệ sinh.
  • Không ăn các loại thực phẩm như: dưa muối, các loại hải sản có chứa thủy ngân cao cá thu, cá kiếm, cá mập,.. Thay vào đó nên ăn chín, uống sôi bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất xơ.

Đặc biệt trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu bao gồm: bơ, chuối, nho, xoài, dứa, lựu,…

  • Nên tập trung vào các nhóm thực phẩm giàu folate, sắt và canxi.
Các thực đơn cho bà bầu được điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn trong thai kỳ.
Các thực đơn cho bà bầu được điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn trong thai kỳ.
Thực đơn  Bữa sáng (7h)

Bữa phụ sáng 9h

Bữa trưa 12h

Bữa phụ trưa 15h

Bữa tối 18h

Bữa phụ tối 21h

Bữa chính:

  • 1 bát phở hoặc bún bò 
  • 1 quả trứng gà luộc 
  • Nước cam

Bữa phụ: 1 quả chuối 

Bữa chính:

  • Cơm
  • Chả tôm 
  • Súp lơ luộc
  • Canh thịt băm nấu lá ngót 
  • Nước cam

Bữa phụ: Bánh ngọt 

Bữa chính: 

  • Cơm
  • Thịt xào chua ngọt 
  • Hành tây xào bò 
  • Canh rau cải 

Bữa phụ: Sữa

2 Bữa chính:

  • 1 tô bún gà 
  • 1 quả trứng luộc
  • Nước ép cam 

Bữa phụ: Khoai lang hấp 

Bữa chính: 

  • Cơm
  • Tôm rim
  • Lươn xào sả 
  • Canh cải bó xôi
  • Nước ép táo 

Bữa phụ: Hạt điều

Bữa chính:

  • Cơm
  • Thịt gà luộc
  • Đậu cove luộc
  • Nấm xào 
  • Dưa gang 

Bữa phụ: Xoài 

3 Bữa chính:

  • Cháo gà 
  • 1 quả trứng luộc
  • Nho 
  • Sữa

Bữa phụ: Sinh tố bơ

Bữa chính:

  • Cơm
  • Mực xào chua
  • Thịt luộc
  • Su su luộc 

Bữa phụ: Yến mạch + sữa

Bữa chính: 

  • Cơm
  • Thịt lợn kho trứng
  • Canh bí nấu tép khô 
  • Quýt

Bữa phụ: Nước cam

4 Bữa chính: 

  • Bún bò
  • Chuối, nước dừa
  • Mực hấp gừng

Bữa phụ: Chè đậu đen 

Bữa chính:

  • Cơm
  • Tôm rim 
  • Đậu phụ sốt cà
  • Bí đao luộc 
  • Xoài chín

Bữa phụ: Bánh mì hạt + sữa

Bữa chính:

  • Cơm
  • Canh thịt bằm cải bó xôi
  • Mực xào cần tỏi
  • Nước cam

Bữa phụ: Súp cua 

2. Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa 

Bước sang đến giai đoạn tiếp theo thai nhi dần lớn nên đòi hỏi cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho bé. Đặc biệt đa số khi này các mẹ cũng đã hết ốm nghén nên ăn uống sẽ dễ dàng hơn. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý bổ sung tăng cường giữa các nhóm chất dinh dưỡng lại cùng nhau nhé.

>> Tham khảo sữa Aptamil Anh tốt cho trẻ sơ sinh:

Cụ thể, các mẹ cần có sự kết hợp cân bằng giữa chất xơ, canxi, sắt, vitamin D, C cùng folate,… Chẳng hạn buổi sáng các mẹ có thể ăn bánh mì nguyên cám cùng với trứng ốp la, sau đó uống thêm một ly sữa. Sau đó khoảng 30 phút các mẹ nên ăn thêm salad trái cây hoặc các loại sinh tố như bơ chẳng hạn.

Trái cây cung cấp các loại vitamin và khoáng chất giúp thai nhi phát triển tốt hơn
Trái cây cung cấp các loại vitamin và khoáng chất giúp thai nhi phát triển tốt hơn

Đối với buổi trưa và chiều chúng ta sẽ áp dụng tương tự như vậy chẳng hạn như nui thịt bò, rau cải xào, xương hầm,…sau đó là các loại hạt cùng trái cây. Đặc biệt lưu ý ngoài các bữa chính thì các mẹ nên tăng cường ăn các bữa phụ bằng trái cây, nước ép, hoặc các loại hạt để tăng cường vitamin A, C,D, canxi và kẽm.  Lưu ý tuyệt đối không ăn thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn lâu ngày sẽ có hại đến thai nhi. 

>> Xem thêm: Cách Pha Sữa Aptamil Chuẩn Theo Nhà Sản Xuất

3. Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối 

Trong thời gian 3 tháng cuối mang thai chúng ta cần đặc biệt lưu ý đến thực đơn cho mẹ bầu vì đây là thời điểm thai nhi phát triển về cân nặng và trí não. Các mẹ nên bổ sung vào thực đơn các dưỡng chất như omega3 choline. Cùng với đó thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối không thể thiếu các sản phẩm sữa giúp bổ sung canxi cho thai nhi. 

Đối các mẹ mang thai lần đầu thì cần chú ý tránh không ăn đu đủ xanh, lô hội để hạn chế nguy cơ sinh non. Thêm vào đó, các mẹ cũng cần chú ý đến lượng đường nạp vào cơ thể trong suốt thai kỳ vì rất dễ gây phù nề, tiểu đường thai kỳ. 

>> Xem thêm: So Sánh Bảng Giá Sữa Aptamil Của Anh Và Đức

Để bé hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất thì nên ăn đa dạng các nhóm chất chia thành nhiều bữa. Lưu ý không nên ăn quá no hoặc để bản thân bị đói, ăn thực phẩm sạch và đảm bảo an toàn nhé. 

Ăn đa dạng các nhóm chất chia thành nhiều bữa
Ăn đa dạng các nhóm chất chia thành nhiều bữa

4. Một số câu hỏi thường gặp về thực đơn cho mẹ bầu

4.1 Mẹ bầu uống sữa tươi không đường vào lúc nào?

Các mẹ bầu có thể uống sữa tươi không đường vào các thời điểm khác nhau trong ngày tùy thuộc vào tình hình thực tế. Tuy nhiên để tốt nhất thì bạn nên uống sau bữa chính cách khoảng từ 1-2h, hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ để ngủ ngon hơn. 

Sữa và sản phẩm từ sữa giúp cung cấp canxi giúp xương cho thai nhi phát triển tốt hơn
Sữa và sản phẩm từ sữa giúp cung cấp canxi giúp xương cho thai nhi phát triển tốt hơn

>>> Xem thêm: [Giải đáp] Sữa Aptamil Anh hay sữa tươi tốt hơn cho bé

4.2 Mẹ bầu có nên uống sữa đậu nành không?

Thực đơn cho mẹ bầu đặc biệt trong 3 tháng đầu thì nên uống sữa đậu nành để hấp thụ tốt nhất. Bởi lẽ, sữa đậu nành rất giàu axit folic là loại dưỡng chất có lợi khi mang thai. 

4.3 Mẹ bầu không tăng cân có sao không? 

Nếu như nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh là do thực đơn không đảm bảo khoa học, ăn không hấp thụ vào thai nhi thì việc không tăng cân cũng rất đáng lo. Bởi lẽ nếu mẹ bầu không tăng cân hoặc tăng rất ít so với lúc trước khi mang thai sẽ khiến con bị thiếu hụt dưỡng chất suy dinh dưỡng, não bộ không phát triển thậm chí là chuyển dạ sớm. Do đó, nếu bạn đang trong trường hợp này thì nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn về thực đơn cho mẹ bầu hợp lý. 

>> Xem thêm: Cách Pha Sữa Aptamil Anh Sao Cho Đúng Chuẩn

Có thể thấy xây dựng thực đơn cho mẹ bầu sao cho đầy đủ dinh dưỡng và khoa học vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai. Chính vì vậy chúng ta cần đặc biệt quan tâm và lưu ý vấn đề này để các bé được phát triển khỏe mạnh nhất. Hy vọng với những thông tin đã cung cấp các mẹ đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình. 

Để lại một bình luận