Sữa Aptamil Anh giải pháp chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Sữa Aptamil được xem là phương pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng.
Rate this post

Sữa Aptamil Anh giải pháp chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Sữa Aptamil Anh là sữa dành cho trẻ từ 0 đến 3 tuổi. Vì hàm lượng dinh dưỡng và những công dụng cho sức khỏe của sữa rất tốt, sữa Aptamil đang được xem là một biện pháp phòng ngừa nhiều bệnh, trong đó có bệnh tay chân miệng, một căn bệnh dễ lây ở trẻ em.

Sữa Aptamil được xem là phương pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng.
Sữa Aptamil được xem là phương pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng.

1. Giới thiệu về sữa Aptamil Anh

Sữa Aptamil là thương hiệu sữa thuộc quyền sở hữu của Danone Nutricia, một tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu thế giới đến từ Pháp. Sữa Aptamil Anh, hay còn có tên gọi khác là Aptamil Advance, được sản xuất dưới sự giám sát của nhiều chuyên gia dinh dưỡng. Do vậy, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sữa.

Sữa có chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu và các chất quý khác để hỗ trợ trẻ phát triển tối đa về trí não và chiều cao. Thành phần của 4 dòng sữa của sữa Aptamil có dồi dào các loại protein, vitaminkhoáng chất cần thiết để củng cố hàng rào bảo vệ sức khỏe cho trẻ, giúp hoàn thiện hệ miễn dịch còn non yếu, nâng cao sức đề kháng trước các tác nhân xấu. Các LCPs (hỗn hợp DHA/AA và các Omega 3, Omega 6) là các chất quan trọng để bé phát triển trí tuệ và thị giác, giúp bé thông minh, nhanh nhạy và sáng mắt cũng có trong sữa Aptamil.

Sữa Aptamil có nhiều dưỡng chất thiết yếu để giúp trẻ phát triển toàn diện.

Đặc biệt, sữa Aptamil có tổ hợp men vi sinh GOS / FOS với tỉ lệ 9:1, có công dụng kích thích lợi khuẩn phát triển trong dạ dày của bé. Sự phát triển này sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ mạnh khỏe hơn, dễ dàng tiêu hóa nhiều chất để kích thích trẻ ăn ngon, giảm tối đa các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy hay táo bón. 

>>> Xem thêm: Sữa Aptamil Anh Pha Nước Bao Nhiêu Độ Mới Là Đúng Nhất?

2. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng là một bệnh dễ lây, dễ bùng thành dịch. Cha mẹ nên tìm hiểu về bệnh và cách chăm sóc trẻ để có thể giúp con phòng bệnh tốt nhất.

2.1 Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là tên của một bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người. Bệnh do virus thuộc họ enterovirus gây ra với biểu hiện đặc trưng và dễ nhận biết nhất là sốt xuất hiện các mụn nước. Những nốt mụn này thường tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và trong miệng. Bệnh có thể dễ dàng lây truyền qua đường tiêu hóa, hoặc do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ người bệnh.

Phần lớn những bệnh nhân của bệnh tay chân miệng là những trẻ em dưới 10 tuổi do hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện. Trong đó, thường gặp nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Do vậy, bệnh dễ trở thành dịch và bùng phát tại những nơi tập trung nhiều trẻ em như nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học,… 

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây, nhất là đối tượng trẻ dưới 10 tuổi.

2.2 Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng thường xảy ra nhất là vào mùa xuân và mùa thu. Thời gian khoảng từ tháng 3 đến tháng 5, và từ tháng 9 đến tháng 12. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể xuất hiện vào những khoảng thời gian khác trong năm nên cha mẹ cần lưu ý luôn phòng bệnh cho con.

Những triệu chứng ban đầu của trẻ thường là sốt và kèm theo đau họng. Trẻ mệt mỏi, do đó thường quấy khóc, biếng ăn, khó chịu. Sau 1 – 2 ngày từ khi sốt, các mụn nướcvết lở loét có đường kính từ 2 – 3 mm xuất hiện ở miệng, lưỡi, lợi, họng, khiến trẻ đau rát, khó chịu nhiều hơn. Trên tay chân, đầu gối, mông cũng bắt đầu nổi những nốt phát ban hình dạng như mụn nước. Trẻ vẫn có thể sẽ sốt nhẹ, nôn ói.

Sốt và nổi mụn nước ở tay chân và trong miệng là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

Ở những trường hợp bệnh nhẹ, trẻ có thể phục hồi hoàn toàn trong khoảng từ 8 – 10 ngày. Các vết phát ban cũng tự biến mất sau 7 ngày và để lại thâm. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng như sốt cao, nôn nhiều sẽ để lại biến chứng về thần kinh, hô hấp, tim mạch. Vì vậy, cha mẹ cần phải quan sát và chăm sóc trẻ cẩn thận. Nếu thấy bất thường cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để khám chữa kịp thời.

Do vậy, những hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ em thường gắn liền với hình ảnh những vết mụn lở loét.

3. Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng ở nhà như thế nào?

Những trẻ mắc tay chân miệng sốt nhẹ dưới 38,5 độ C, có mụn nước ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân nhưng vẫn tỉnh táo, chơi đùa bình thường thường là thể nhẹ. Với những ca bệnh này, bác sĩ sẽ cho điều trị ngoại trú. Khi đó, cha mẹ cần lưu ý thực hiện những điều sau để chăm sóc trẻ được tốt nhất.

Nếu trẻ vẫn còn tỉnh táo, có thể ăn và vui đùa thì đây là tình trạng bệnh nhẹ, có thể cho chữa ở nhà.
  • Cách ly trẻ đang bệnh với những trẻ chưa nhiễm bệnh. Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cũng nên đeo khẩu trang, rửa tay chân sạch sẽ bằng xà phòng để tránh mang nguồn bệnh đi.
  • Tắm rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch hàng ngày. Vệ sinh những nốt mụn, vết loét trong miệng, những vết thương hở cẩn thận bằng dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.
  • Cho trẻ uống thuốc theo đơn đã kê của bác sĩ. Chỉ dùng paracetamol đúng liều lượng để hạ sốt và giảm đau.
  • Nếu trẻ sốt cao, nôn ói, cần bổ sung nước và các chất điện giải.
  • Đồ ăn của trẻ nên được cân bằng nhiều loại chất dinh dưỡng. Phải đảm bảo thức ăn nguội, dễ tiêu, không cần nhai nhiều, tránh đồ ăn chua, cay hoặc mặn. Những món nên cho trẻ ăn là cháo, sữa chua, các món nguội mát, sữa như sữa Aptamil Anh để trẻ luôn được bổ sung nhiều dưỡng chất.

>>> Xem thêm: Top 3 Công Thức Nấu Món Cháo Dinh Dưỡng Kích Thích Trẻ Ăn Ngon

  • Khuyến khích và cho trẻ uống nhiều nước trong ngày.
  • Quan sát diễn biến của trẻ để kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường để có thể đưa trẻ đi bệnh viện kịp thời.

Vậy bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì? Nhiều cha mẹ cho rằng nên kiêng cho con ra gió hay tiếp xúc với nước nhưng thật ra không đúng. Chỉ cần đảm bảo môi trường xung quanh trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát, nhiệt độ vừa đủ, tránh xa gió lạnh và những nguồn nước bẩn để đảm bảo vệ sinh là được. Tuyệt đối không dùng những bài thuốc dân gian, thuốc tự mua mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ để bôi lên vết thương.

Đảm bảo môi trường xung quanh trẻ luôn thoáng mát, tránh gió lạnh và nước bẩn.

Để phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ, cha mẹ nên giữ vệ sinh cho con. Thường xuyên rửa sạch đồ chơi của trẻ, cho trẻ rửa tay trước khi ăn, đảm bảo con trẻ được ăn uống vệ sinh, và cho trẻ uống sữa Aptamil Anh mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng và sức khỏe nhé!

Để lại một bình luận